Chính sách đối ngoại Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg

Vị Tuyển hầu tước vĩ đại qua nét vẽ của Gemalt von Gedeon Romandon - 1688.

Trong suốt cuộc chiến tranh Ba mươi năm tàn khốc, Quận công George William, cùng với một đội quân rất nhỏ, đã đấu tranh vì sự cân bằng quyền lực mỏng manh giữa lực lượng Tin Lành và Liên đoàn Công giáo trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Xứ Phổ lúc thì theo bên này, lúc thì theo bên kia (và cũng có khi trung lập). Ngay sau khi Quận công Friedrich Wilhelm I lên ngôi, thần dân xứ Phổ cần lập lại hòa bình: đây không phải là một nền hòa bình tồi tệ theo một Hiệp định nào đó giữa xứ Phổ và các cường quốc tham chiến, mà là một Hiệp định có lợi cho chủ quyền của họ. Do đó, vị chúa sáng suốt đã đến yết kiến vua Ba Lan tại kinh thành Warsawa, và triều đình Ba Lan đã chính thức công nhận chủ quyền của ông đối với Công quốc Phổ. Ông làm theo chiến lược của mình ở xứ Phổ; ông không làm theo lời khuyên của quan đại thần Schwartzenberg, mà tìm cách phá vỡ liên minh với Đế quốc La Mã Thần thánh, hòa đàm với Đế quốc Thụy Điển. Dĩ nhiên, ông cũng làm được điều này là do quan đại thần Schwartzenberg mất vào năm 1641.[5]

Vị Tuyển hầu tước vĩ đại qua nét vẽ của họa sĩ người Đức là Matthias Czwiczek (1642)

Ông liền phá vỡ liên minh với Đế quốc La Mã Thần thánh, tuyên bố muốn chấm dứt chiến tranh và tiến hành thỏa thuận bí mật với người Thụy Điển. Ông cũng không cho đội quân đánh thuê của ông làm tổn hại tài nguyên của lãnh địa nữa; và vào năm 1643, khi nhà chúa trở về kinh thành Berlin, ông đã làm sáng tỏ hơn về những ý định của ông. Ông hiểu rằng, việc quân Thụy Điển rút lui sẽ là tiền đề cho sự phục hồi của xứ Brandenburg. Cuối cùng, hai bên đã ký kết Hòa ước vào năm 1644. Khi chiến tranh Đan Mạch-Thụy Điển nổ ra ít lâu sau đó, triều đình Thụy Điển mời ông đứng ra trung gian, và điều này tạo tiền đề cho danh tiếng của ông về sau.[5] Vào năm 1648, sau khi Quận công Friedrich Wilhelm I lên ngôi, Hiệp định Westphalia đã được ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh Ba mươi năm tàn khốc ở Đức.[6] Ông đã tiến hành xây dựng lại các lãnh địa đã bị tàn phá nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh. Trong khi vấn đề tôn giáo còn là một vấn đề nóng hổi ở các quốc gia châu Âu khác, vị tân Tuyển hầu tước thi hành chính sách tự do tôn giáo. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia người Pháp, ông đã xây dựng một lực lượng Quân đội để bảo vệ lãnh địa của mình.

Quận công xứ Phổ - Brandenburg chiếm được một số vùng đất sau cuộc chiến tranh Ba mươi năm (Đông Pomerania, Halberstadt, MindenMagdeburg)[7], nhờ đó ông trở thành vị vua hùng mạnh nhất trên đất Đức, sau Vương triều Habsburg.[4] Tuy nhiên, Vương quốc Ba Lan và Thụy Điển đe dọa xâm lược xứ này. Trong công cuộc xây dựng lãnh địa Phổ - Brandenburg, vị lãnh chúa đã thực hiện chính sách ngoại giao thận trọng, không để lãnh địa rơi vào tình cảnh loạn lạc. Ông khôn khéo kích các nước láng giềng đánh lẫn nhau trong hai cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan các năm 1652 - 1654, 1665 - 1667, chiến tranh Hà Lan (1672 - 1679) và cuộc chiến tranh Bắc Âu 1656 - 1660.[1]

Do nhận thấy vua Pháp là Louis XIV 'Mặt trời' trở thành mối đe dọa quá lớn đến sự tồn vong của dân tộc Đức, nhà chúa Phổ - Brandenburg đã thiết lập liên minh với vua Pháp, nhờ ông ta viện trợ thật nhiều cho xứ Phổ - Brandenburg, và nhờ đó, ông đã nâng cao thực lực của lãnh địa Bá tước Brandenburg trên chính trường châu Âu, và ảnh hưởng của ông đối với vua Louis XIV. Khi quân Pháp thiết lập "liên minh sông Rhine" với các tiểu quốc ở Đức, vua Louis XIV bằng được mời chúa Phổ - Brandenburg tham gia liên minh, vì ông ta cho rằng, liên minh sẽ lớn mạnh nếu có một Quân vương kỳ cựu như thế tham gia. Vào tháng 3 năm 1664, Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I gia nhập "Liên minh sông Rhine".[8] Vào ngày 1 tháng 8 năm 1664, với một lực lượng ít ỏi hơn hẳn, liên quân vùng sông Rhine của Đế quốc La Mã Thần thánh, Pháp và các Vương hầu người Đức ở vùng sông Rhine giành chiến thắng huy hoàng trước đại quân Thổ Ottoman trong trận đánh khốc liệt tại Saint Gotthard.[9][10][11] Tuy nhiên, vốn thật ra chẳng ưa gì người Pháp, ông đã vài lần xé bỏ liên minh với Pháp, lần đầu vào năm 1672 trong cuộc chiến tranh Hà Lan.[12]

Quân đội Brandenburg vào năm 1679, tranh vẽ treo tường tại Ruhmeshalle Berlin của Wilhelm Simmler, khoảng 1891. Vị Tuyển hầu tước vĩ đại (Tem nước Đức - 1967).

Ông cũng đòi ngôi chúa xứ Berg và xứ Jülich, nhưng thất bại trong cuộc chiến tranh Berg lần thứ nhất (1646 - 1647). Trong cuộc chiến tranh Berg lần thứ hai (1651), ông chiếm được xứ này, nhưng các cường quốc lại bắt ông phải rút quân.[7][12] Trong cuộc chiến tranh Bắc Âu lần thứ hai, ông bị buộc phải làm vua chư hầu cho Đế quốc Thụy Điển theo Hiệp định Königsberg (1656).[13] Cuộc chiến tranh vẫn còn tiếp diễn, và Quận công Friedrich Wilhelm I đã rời bỏ vua Thụy Điển mà thiết lập liên minh với vua Ba Lan vào năm 1657.[7] Nhờ đó, chúa Brandenburg giành được toàn bộ quyền thống trị Công quốc Phổ qua các Hiệp định Labiau, Wehlau, BrombergOliva, thậm chí có khi ông còn chiếm được cả Tây Pomerania trước Hiệp định Oliva.[7] Do đó, Hoàng đế La Mã Thần thánh giờ đây chỉ còn là bá chủ của những lãnh địa thuộc Hoàng gia Habsburg[14]. Đây là một trong những thành công vang dội nhất của chúa Brandenburg, như vậy ông đã hoàn thiện lời dạy của nhà triết học Niccolò Machiavelli.[15] Vào năm 1666, cuối cùng thì ông giành được ngôi chúa xứ Cleve-Jülich, Mark và Revensberg. Song, vào năm 1686, ông bãi bỏ các Công quốc tại Silesia, đổi lại, ông nhận lấy Schwiebus.[16]

Trong cuộc xung đột giành quyền thừa kế Pomerania, Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I phải hứng chịu hai thất bại: một thất bại trong cuộc chiến tranh Bắc Âu và một thất bại trong cuộc chiến tranh Scania. Dù nhiều lần đại thắng tại vùng Pomerania thuộc Thụy Điển, ông làm theo yêu cầu của Vương quốc Pháp là trả những vùng đất bị ông chiếm đóng cho vua Thụy Điển theo Hiệp định Saint-Germain-en-Laye (1679), nhưng ông vẫn không thể mất cái danh hiệu là vị vua đầu tiên đã buộc người ta phải nói: lãnh địa Phổ - Brandenburg là một dân tộc huy hoàng và có nền quân sự hiển hách.[17][18] Là vị vua đã đem lại những thành tựu vĩ đại cho toàn dân, khi Hiệp định Saint-Germain-en-Laye được ký kết, ông đã hoàn toàn là vị "Tuyển hầu tước vĩ đại".[19] Đổi lại việc trả đất cho Thụy Điển, ông nhận lấy một khoản chiến phí lớn từ tay vua Pháp. Tuy nhiên, đống chiến phí này không đẩy lui ông khỏi các liên minh chống Pháp: Vào năm 1683, ông gửi một đạo quân Brandenburg đến giúp Hoàng đế La Mã Thần thánh là Leopold I giải vây kinh đô Viên đang bị quân Thổ Ottoman bao vây: trong trận Viên, liên quân Áo, các lãnh địa ở Đức và Ba Lan đánh cho quân Thổ Ottoman đại bại, buộc quân Thổ phải rút lui trở về.[20][21] Vào năm 1685, nhà chúa Friedrich Wilhelm I lại thiết lập liên minh với vua nước AnhWilliam III. Vào năm 1686, ông thiết lập liên minh với Hoàng đế Leopold I: theo những thỏa thuận giữa ông và nhà vua, nhà chúa nhận một khoản tiền lớn, đổi lại ông tham gia chiến tranh chống Đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ với nhà vua.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg http://www.infoplease.com/ce6/people/A0819576.html http://dictionary.sensagent.com/WALHALLA/sv-sv/ http://www.potsdam.de/cms/beitrag/10033178/495513/ http://www.1911encyclopedia.org/Frederick_William http://www.archive.org/stream/frederickgreat00brac... http://www.historyofwar.org/articles/battles_fehrb... http://www.worldcat.org/title/french-revolutionary... http://catalogue.pearsoned.co.uk/catalog/academic/... http://books.google.com.vn/books?ei=FYjrTL_dLsHBce... http://books.google.com.vn/books?ei=RpfrTJLXMceXcb...